Các Mốc Khám Thai Quan Trọng Không Được Quên

Mang thai được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình trở thành mẹ của các chị em. Vì thế, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Mẹ bầu đang mang thai cũng cần quan tâm đến các mốc khám thai quan trọng trong suốt thai kỳ.

Vậy, đâu là thời gian thích hợp để đi khám thai? Tại sao cần phải khám thai định kỳ? Các mẹ bầu hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm về, Danh sách đồ đi sinh đầy đủ cho mẹ và bé. Việc lên danh sách và chuẩn bị đồ đi sinh trước, sẽ giúp các mẹ bớt bỡ ngỡ và bối rối.

Mẹ bầu cần quan tâm các mốc khám thai quan trọng
Mẹ bầu cần quan tâm các mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ

1. Tầm quan trọng của khám thai định kỳ

Ngày nay, do nhịp sống hối hả và bận rộn nên các mẹ bầu thường bỏ qua việc khám thai định kỳ. Tuy nhiên, dù cho bận đến đâu, các mẹ cũng đừng xem nhẹ tầm quan trọng của việc này nhé!    

Trong thời gian mang thai, sức khỏe của mẹ và bé luôn phải được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, việc tuân theo các mốc khám thai quan trọng sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và bé. Từ đó, những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ sẽ được hạn chế hoặc giải quyết sớm.

Hãy khám thai thường xuyên vì sự khoẻ mạnh của con
Hãy khám thai thường xuyên vì sự khỏe mạnh của con

2. Ba mốc khám thai quan trọng cho mẹ bầu

2.1 Giai đoạn tuần 11-14

Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm Double test, sử dụng các xét nghiệm hóa sinh như định lượng β-hCG tự do, và PAPP-A trong máu thai phụ và siêu âm để kiểm tra xem thai nhi có những dị tật bẩm sinh nào không. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy.

Việc này sẽ đánh giá được nguy cơ mắc hội chứng Down, Edward hoặc Patau ở thai nhi nếu có. Khi mẹ đến tuần mang thai thứ 17-18, bác sĩ sẽ chọc ối để chẩn đoán bệnh rõ hơn. Từ đó, đưa ra các hướng giải quyết tốt nhất có thể.

Xét nghiệm đo độ mờ da gáy là một trong các mốc khám thai quan trọng
Từ tuần 11-14 là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy

2.2 Giai đoạn tuần 22-23

Trong các mốc kham thai quan trọng, đây là giai đoạn bác sĩ kiểm tra vị trí bám của nhau thai và lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng sẽ được siêu âm 4D. Với máy móc hiện đại ngày nay, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát được tất cả những bất thường về hình thái của thai nhi, như dị dạng các cơ quan nội tạng, hở hàm ếch, sứt môi,…

Nếu kết quả siêu âm cho thấy, thể chất của bé có những vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu việc đình chỉ thai nghén. Đặc biệt, việc này cần phải được quyết định và làm trước tuần 24, để đảm bảo sức khỏe cho các mẹ.

Siêu âm 4D trong các mốc khám thai quan trọng
Giai đoạn tuần 22-23 mẹ bầu đã có thể nhìn rõ được bé

2.3 Giai đoạn tuần 31-32

Đây là giai đoạn siêu âm sau cùng trong các mốc khám thai quan trọng. Thông qua các biện pháp kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá trọng lượng thai. Từ đó đưa ra lời khuyên nên sinh thường hay sinh mổ cho các mẹ.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ biết được thai nhi có nhận đủ khí oxy. Tử cung phát triển có ổn định hay không và đưa ra hướng giải quyết.

Giai đoạn siêu âm sau cùng trong thai kỳ là khi mẹ bầu đến tuần 31-32
Giai đoạn siêu âm sau cùng trong thai kỳ là khi mẹ bầu đến tuần 31-32

3. Những xét nghiệm, tiêm ngừa cho các mẹ bầu trong những lần khám thai.

Bên cạnh việc tuyệt đối tuân theo các mốc khám thai quan trọng, chị em khi mang thai cũng cần lưu ý đến những xét nghiệm, tiêm ngừa trong các lần khám thai.  

3.1 Siêu âm đo độ mờ da gáy

Để tầm soát những nhiễm sắc thể nguy hiểm có thể gây nên các căn bệnh như Down, thoát vị cơ hoành, dị dạng,…mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua siêu âm đo độ mờ da gáy ở tuần 11-14.

Nếu sớm hơn, da gáy sẽ rất mờ vì thai nhi lúc này còn quá nhỏ. Ngược lại, kết quả siêu âm độ mờ da gáy cũng sẽ không còn ý nghĩa nào nếu được thực hiện quá trễ.

Tuyệt đối không bỏ qua siêu âm đo độ mờ da gáyn
Tuyệt đối không bỏ qua siêu âm đo độ mờ da gáyn

3.2 Xét nghiệm Triple test

Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ sử dụng máu của mẹ bầu để tìm hiểu những nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể bẩm sinh của thai nhi. Khoảng 3-5 ngày sau xét nghiệm sẽ có kết quả. Mẹ bầu cần lưu ý, xét nghiệm Triple test chỉ thực hiện được ở tuần thai 15-20, và nó hoàn toàn không có hại đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Vì đây là xét nghiệm sàng lọc, chỉ dự đoán nguy cơ chứ không phải chẩn đoán chính xác, nên nếu mẹ bầu muốn một kết quả chính xác, các bác sĩ phải thực hiện các thủ thuật xâm lấn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.

Bác sĩ sẽ lấy máu của mẹ để kiểm tra nguy cơ rối loạn bẩm sinh của bé
Bác sĩ sẽ lấy máu của mẹ để kiểm tra nguy cơ rối loạn bẩm sinh của bé

3.3 Xét nghiệm đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng, thực hiện trong khoảng tuần thai thứ 24 đến 28, nhằm mục đích phát hiện nguy cơ tăng đường huyết ở thai phụ.

Những thai phụ có nguy cơ tăng đường huyết

  • Thai phụ > 25 tuổi
  • Quá cân hoặc béo phì
  • Tiền căn gia đình đái tháo đường (trực hệ)
  • Tiền căn sanh con > 4kg hoặc được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ lần trước
  • Buồng trứng đa nang
  • Đã được chẩn đoán rối loạn dung nạp hoặc rối loạn đường huyết đói

Quy trình thực hiện

Để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ vào tuần 24-28, thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose bằng cách:

Cho bệnh nhân nhịn đói nguyên đêm, không ăn uống bất cứ gì sau 10h tối trừ nước lọc.

Sáng hôm sau:

  • Thử một mẫu đường huyết đói,
  • Mẫu đường huyết 1 giờ,
  • Và mẫu đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g Glucose.

Nếu kết quả thu được dương tính, điều này có nghĩa là thai phụ đã bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, một lộ trình điều trị được vạch ra. Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn và tư vấn điều trị phù hợp.

Tầm quan trọng của xét nghiệm đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ

Đối với mẹ bầu:
Thực hiện xét nghiệm glucose khi mang thai, giúp mẹ bầu phát hiện sớm bệnh đái tháo đường thai kỳ. Từ đó hạn chế các biến chứng xảy ra đối với bản thân mẹ, chẳng hạn như:

  • Huyết áp cao và tiền sản giật;
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh;
  • Nguy cơ chấn thương trong lúc vượt cạn do thai lớn

Đối với thai nhi:
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ còn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thai nhi. Giúp ngăn ngừa những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra:

  • Bé thừa cân, béo phì;
  • Các vấn đề hô hấp sau sinh, vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi. Và một số vấn đề liên quan đến tim mạch;
  • Hạ đường huyết, co giật ở trẻ sơ sinh;
  • Sẩy thai, sinh non và thai chết lưu, nhất là trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là chìa khóa, giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến đường huyết, trong khi mang thai hoặc khi sinh.

3.4 Non-stress test

Đây là phương pháp đánh giá sức khỏe thai nhi vô cùng chuẩn xác, và được sử dụng rộng rãi. Vì thế, ngoài các mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu nhớ đừng bỏ qua xét nghiệm Non-stress test nhé.

Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành đo nhịp tim và sự chuyển động của thai nhi, để biết được liệu thai nhi có được cung cấp đủ oxy, hoặc bị ức chế mô thần kinh hay không.  

Vì không sử dụng thuốc hay tác động để gây cơn co tử cung, nên thực tế non-stress test không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Còn gì tuyệt vời hơn khi được nghe nhịp tim của con mẹ nhỉ?
Còn gì tuyệt vời hơn khi được nghe nhịp tim của con mẹ nhỉ?

3.5 Tiêm phòng uốn ván

Nhiều bà bầu lo sợ việc tiêm phòng uốn ván vào lúc này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Vắc xin sẽ giúp ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công mẹ và bé trong lúc chuyển dạ, bảo đảm sức khỏe cả hai.

Ngoài ra, xét nghiệm máu và thử nước tiểu cũng là những bước không thể thể thiếu khi các mẹ bầu đi khám thai định kỳ.  

Tiêm phòng uốn ván giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé khi mang thai
Tiêm phòng uốn ván giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

4. Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi đi khám thai

Khi đi khám thai, đặc biệt là khám thai lần đầu. Các mẹ nên lưu ý những điều sau đây để việc khám diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và chính xác!

  • Nhất định phải mang đầy đủ giấy tờ khi đi khám thai như: CMND, phiếu bảo hiểm xã hội, sổ khám thai, để có thể nhanh chóng làm thủ tục khám, tránh trường hợp nhớ trước quên sau.
  • Cần mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, không ôm sát cơ thể như đầm bầu, váy rộng, đồ bộ. Việc này để tiện cho việc di chuyển cũng như để không ảnh hưởng đến mẹ và bé.
  • Nên uống nhiều nước, khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm thai, để bác sĩ siêu âm thai nhi dễ dàng hơn.
  • Cần giữ lại kết quả khám của lần đầu tiên, để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám sau.
  • Vào thời điểm thai nhi được 12 tuần, mẹ bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu. Khi đó, các mẹ không nên ăn gì trong vòng vài giờ trước khi khám thai, để kết quả xét nghiệm máu không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt hơn cho việc chào đón thiên thần nhỏ. Bạn có thể xem qua, Danh sách đồ sơ sinh đầy đủ, mình có gợi ý một danh sách các món đồ cần chuẩn bị theo kinh nghiệm thực tế của bản thân!

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã có thêm thông tin về các mốc khám thai quan trọng. Những xét nghiệm cần thiết, và các lưu ý nên ghi nhớ trước khi khám thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an vui.

Kim Liên

Kim Liên từng làm phát triển các dự án về tiết kiệm năng lượng, cuối năm 2018 mình có con trai, tên bé là Soda. Kể từ đó mình dành toàn thời gian để ở nhà chăm con và làm việc tại nhà.

Bài viết cùng tác giả →

Leave a Comment