Cách Cho Bé Ăn Dặm Lần Đầu Tiên. Mẹ Cần Lưu Ý

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên thế nào cho đúng là một thách thức lớn đối với các mẹ, nhất là với những mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm. Với mỗi độ tuổi của bé, các mẹ cần chuẩn bị cho bé một chế độ ăn phù hợp. Khoảng từ 5 – 6 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm.

Với bài chia sẻ sau đây của mình, mong rằng các mẹ  sẽ có thêm kiến thức để chuẩn bị lộ trình ăn dặm tốt nhất cho con yêu.

Ngoài ra các mẹ cần tìm hiểu thêm bài viết của mình về, Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, vì thế, nếu tiêu thụ một lượng thực phẩm quá lớn sẽ khiến thức ăn, acid chạy ngược lại đường tiếp nhận thực phẩm của bé

Tập cho bé ăn dặm thật sự là thử thách với nhiều mẹ bỉm sữa

1. Khi nào cho bé ăn dặm ?

Trong giai đoạn sơ sinh đầu đời, bé nên được bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo dinh dưỡng và tăng sức đề kháng. Đến giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi, bé đã có thể bước vào giai đoạn ăn dặm. Giai đoạn này, nguồn sữa mẹ không đủ để cung cấp đủ năng lượng cho bé nữa. Cho nên việc ăn dặm sẽ bổ sung dinh dưỡng giúp bé phát triển tốt hơn.

Có thể bắt đầu cho bé ăn dặm từ 5 tháng tuổi

Khi bé càng lớn thì nhu cầu bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể sẽ càng tăng lên. Đặc biệt trong giai đoạn ăn dặm, bé cần phải được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể và trí tuệ phát triển toàn diện.

Chính vì vậy mà nhiều bậc cha mẹ rất lúng túng trong giai đoạn này vì không biết Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên như thế nào để khoa học, an toàn và cân đối dinh dưỡng cho con. Để trả lời câu hỏi này, mời các mẹ tiếp tục theo dõi sau đây. 

Cần chuẩn bị một thực đơn thật khoa học khi bắt đầu cho bé ăn dặm

2. Cho bé ăn dặm đúng cách

2.1 Ăn dặm đúng phương pháp

Ăn dặm đúng phương pháp là đảm bảo cân đối các nguồn dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, việc cố gắng chọn và chế biến các loại thức ăn dặm phong phú sẽ giúp trẻ có hứng thú, ăn ngon miệng hơn. Tránh được tình trạng chán ăn hoặc kén ăn sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển sau này của các con.

Cần chuẩn bị một thực đơn thật khoa học khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Hiện nay, trên các diễn đàn mẹ và bé đều chia sẻ rất nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau. Tuy nhiên, mình xin giới thiệu với các mẹ một vài phương pháp ăn dặm tốt cho sự phát triển của trẻ như sau:

1. Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Khi áp dụng phương pháp này, các mẹ sẽ không xay nhuyễn thực phẩm và không đút cho bé ăn nữa. Thay vào đó mẹ sẽ bày thức ăn lên bàn và để cho bé tự ăn hoàn toàn. 

Ưu điểm của phương pháp này là bé được “chủ động” chọn lựa thức ăn trong số những món mẹ nấu và được luyện kỹ năng nhai thô từ sớm. 

Tuy nhiên, khi các mẹ cho con ăn dặm theo phương pháp này, cần lưu ý tình huống có thể bé bị hóc đồ ăn ở giai đoạn tập nhai thô ban đầu. Các mẹ phải nghiên cứu kỹ cách thức xử lý khẩn cấp khi bé bị hóc thức ăn để nếu rơi vào trường hợp này, chúng ta vẫn có thể xử lý tốt cho bé. Bên cạnh đó, thời gian đầu khi mới làm quen với kiểu ăn này, bé sẽ hầu như không ăn được nhiều do bé đang tập làm quen, chơi và khám phá thức ăn là chính.

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sẽ giúp bé sớm học được cách nhai thô, nuốt.

2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Đây là phương pháp ăn dặm với cháo loãng qua rây theo tỉ lệ 1:10 và hoàn toàn không pha bột. Còn các loại thức ăn khác sẽ được chế biến riêng với độ thô phù hợp. Khi ăn bé sẽ được ngồi trên ghế như người lớn và không được phép vừa ăn vừa chơi hay xem tivi. 

Phương pháp này có ưu điểm là giúp tốt cho thận của bé, tạo thói quen ngồi ăn và tập trung vào bữa ăn. Bên cạnh đó bé cũng học được kỹ năng nhai và nuốt ngay từ sớm.

Tuy nhiên, khuyết điểm của cách ăn dặm kiểu Nhật là mẹ phải mất nhiều thời gian để dạy bé tập ngồi ăn, tập cầm thìa. Và mẹ còn phải tốn thời gian để chế biến riêng biệt từng loại thức ăn cho đúng với thực đơn ăn dặm của Nhật Bản. 

2.2 Cách chọn thực phẩm ăn dặm

Có nhiều phương pháp ăn dặm cho mẹ lựa chọn, tuy nhiên, dù thế nào mẹ cũng phải đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu cho bé ăn dặm, bao gồm: 

  • Tinh bột (Bột mì, gạo,…) 
  • Chất đạm (Thịt, cá, tôm,…)
  • Chất béo (Mỡ, dầu vừng,…)
  • Vitamin (Cam, quýt, táo,…)
  • Chất xơ (Rau xanh)
Chế độ ăn của bé phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Lấy ví dụ cụ thể, chẳng hạn mẹ nên chọn gạo tẻ để chế biến cháo hoặc bột cho bé. Các mẹ tuyệt đối không nên chọn gạo nếp hay các loại hạt vì lúc này hệ tiêu hoá của trẻ chưa thích nghi với việc tiêu hoá các thức ăn quá cứng. 

Đồng thời, mẹ cần hầm mềm các loại thức ăn vì nếu không sẽ dễ khiến bé bị khó tiêu. Ngoài ra, cũng nên sử dụng các loại dầu thực vật như oliu, dầu mè, dầu gấc,… để cung cấp chất béo cho bé, nếu sử dụng dầu động vật thì nên chọn dầu cá hồi an toàn và lành tính. 

Chú ý cân đối lượng dầu thực vật và động vật cho bé

Bên cạnh đó, các mẹ cũng đừng quên bổ sung chất đạm cho bé như thịt nạc, lòng đỏ trứng gà,…Tuy nhiên, một số bé dưới 12 tháng tuổi có thể bị dị ứng với lòng đỏ trứng, các mẹ nên lưu ý điều này nhé! 

Một số bé khi mới bắt đầu tập ăn dặm thì không thích ăn rau củ, trái cây. Tuy nhiên các mẹ có thể tập cho bé ăn với lượng ít và tăng dần khẩu phần về sau. Việc bổ sung những chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột của bé, giúp hạn chế táo bón rất tốt.

Thực đơn ăn dặm của bé không thể thiếu các loại trái cây bổ sung vitamin

2.3 Cách chế biến thức ăn dặm cho trẻ

Các món ăn dặm nên là các món cháo bột loãng, thức ăn mềm để trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hoá. Một món đơn giản mà mẹ có thể làm là cháo bột khoai lang với thịt gà xay nhuyễn, nêm thêm 1 muỗng dầu oliu. 

Với món này, trẻ được cung cấp đủ tinh bột, chất đạm và cả chất béo. Đồng thời, mẹ có thể cho bé ăn thêm 1 thìa rau để bổ sung chất xơ và các vitamin thiết yếu. 

Còn nếu muốn tăng cường khẩu phần vitamin, các mẹ hãy làm những món ăn xế như bơ hoặc chuối trộn với sữa, nghiền nát, cũng rất hấp dẫn trẻ.

Hãy chế biến các món ăn loãng cho bé tập ăn dặm

Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý chế biến các món ăn từ loãng đến đặc, tập cho bé ăn dần theo từng lứa tuổi. Chẳng hạn trong giai đoạn ăn dặm, thức ăn nên loãng một chút và ăn với số lượng ít. Rồi dần dần hãy cho bé ăn thức ăn đặc và ăn nhiều hơn. 

Các mẹ đừng nên vội vàng ép bé ăn nhiều trong bữa ăn đầu tiên. Bởi rất dễ khiến bé cảm thấy khó chịu và không còn hào hứng trong những bữa tiếp theo nữa. Thậm chí, nhiều bé còn có tâm lý sợ ăn nếu bị ép.

Bé mới tập ăn dặm nên ăn số lượng ít và chia thành các bữa nhỏ

2.4 Cách tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Mỗi bé sẽ có sở thích ăn uống riêng và khả năng hoạt động của bộ máy tiêu hoá cũng khác nhau. Do đó các mẹ nên linh động để đảm bảo bé hứng thú với việc này.

Mỗi lần ăn, mẹ chỉ nên giới thiệu cho bé 1 món mới và hãy để bé tập trung làm quen với món này. Nếu bé có dấu hiệu không thích, mẹ có thể đổi cách chế biến khác hoặc đổi sang loại thực phẩm khác có giá trị dinh dưỡng tương đương. Như đã nói, các mẹ tuyệt đối đừng cố ép bé ăn.

Một lưu ý, trong thời điểm bắt đầu tập ăn dặm, sẽ có lúc bé ăn rất ít, những lúc này, đừng bắt bé phải ăn hết phần mà mẹ đã chuẩn bị. Nếu bé đói, có thể cho bé uống sữa bù lại. Và nên cho bé ăn dặm từ 2 – 3 bữa một ngày.

Không nên ép bé ăn nếu bé không thích

2.5 Những vật dụng cần chuẩn bị cho bé ăn dặm

Ghế ăn dặm Mastela 1015

Đây là loại ghế ăn dặm chất lượng với chất liệu nhựa ABS bền, cứng, an toàn cho bé. Ngoài ra, ghế được bọc da PU mềm, êm giúp bé ngồi thoải mái để ăn được nhiều hơn. 

Công dụng của ghế là giữ bé ngồi cố định để ăn dặm. Ngoài ra, ghế ăn dặm Mastela còn có nút ấn điều chỉnh ba tư thế khác nhau như nằm uống sữa, nghiêng ăn bột và ngồi ăn dặm nên mẹ có thể dùng cho bé từ khi sơ sinh cho đến lớn. 

Yếm ăn dặm 

Yếm ăn nhựa mềm với thiết kế hình máng thông minh sẽ giúp giữ cho quần áo của bé sạch sẽ, không thấm nước. 

Mẹ nên chọn mua những loại yếm có hình dáng và màu sắc bắt mắt sẽ thu hút bé và giúp bé ăn ngon miệng hơn. 

Yếm ăn dặm với hình dáng và màu sắc bắt mắt sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn

Tô, muỗng nhựa

Các mẹ nhớ lưu ý là khi cho bé ăn dặm thì nên sử dụng tô, muỗng bằng nhựa an toàn không chứa BPA để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Và mẹ nên cho bé sử dụng riêng biệt, không dùng chung với người lớn. 

Túi nhai ăn dặm chống hóc

Đây là một dụng cụ dạng túi, có hình dáng như một cái núm vú giả, phần thân túi có nhiều lỗ rải đều giúp nước và bột từ thức ăn đựng bên trong có thể dễ dàng lọt qua khi bé nhai túi. 

Việc trang bị một túi nhai ăn dặm cho bé là rất cần thiết vì ba mẹ sẽ đỡ tốn thời gian ngồi trông bé ăn mà vẫn không lo bé sẽ bị hóc thức ăn.  

3. Những điều lưu ý khi tập cho bé ăn dặm

Lưu ý khi tập cho bé ăn dặm, hãy hạn chế nêm mắm, muối vào thức ăn của bé vì lúc này hệ tiêu hoá của bé còn yếu, dễ khiến thận phải làm việc quá sức. 

Các loại thức ăn dặm chỉ là thêm vào khẩu phần ăn cho trẻ tập quen với việc nhai nuốt, không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ/sữa công thức. 

Cho nên mẹ cần chú ý cho bé ăn ít vừa đủ và uống sữa khi đói. Tuyệt đối không cho bé ăn nhiều bột vì dễ khiến bé khó tiêu, mà hãy để bé ăn tùy theo khả năng của mình nhé!

Cố gắng để bé luôn vui vẻ và hào hứng với mọi bữa ăn nhé

4. Lời kết

Với cẩm nang ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi được cung cấp trong bài viết này, hi vọng sẽ đem đến cho các mẹ những thông tin hữu ích, để mẹ biết “Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên ” thật khoa học và an toàn.

Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy có ích và đừng quên để lại bình luận bên dưới để thảo luận cùng mình về cách cho bé ăn dặm như thế nào. Chúc các thiên thần của mẹ nhanh chóng lớn!

Kim Liên

Kim Liên từng làm phát triển các dự án về tiết kiệm năng lượng, cuối năm 2018 mình có con trai, tên bé là Soda. Kể từ đó mình dành toàn thời gian để ở nhà chăm con và làm việc tại nhà.

Bài viết cùng tác giả →

Leave a Comment