6 Mẹo Chữa Nôn Trớ Ở Trẻ Sơ Sinh Mẹ Nên Biết

Nôn trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là chuyện hết sức bình thường, bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng này kéo dài, bố mẹ cần lưu ý và quan tâm nhiều hơn đến trẻ cũng như các mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh nhé.  

Với kinh nghiệm chăm sóc bé từ bản thân, hôm nay mình sẽ chia sẻ một số mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và những vấn đề xoay quanh việc nôn trớ ở trẻ. Cùng mình tìm hiểu nhé!

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm bài mình đã chia sẻ Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu? Có nói chi tiết về thời gian, cách bảo quản sữa mẹ sao cho an toàn và vệ sinh.

Bé ăn uống hiệu quả
Mẹ cần biết các mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh để giúp con ăn uống hiệu quả hơn

1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

1.1 Trào ngược dạ dày

Hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, vì thế, nếu tiêu thụ một lượng thực phẩm quá lớn sẽ khiến thức ăn, acid chạy ngược lại đường tiếp nhận thực phẩm của bé. Do đó, mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé. Ăn đủ chứ không ăn no mẹ nhé!  

1.2. Trẻ bị dị ứng với sữa bò

Một số trẻ sơ sinh bị dị ứng khi tiêu hóa protein trong sữa bò. Nếu con bạn bị dị ứng, trẻ có thể bị nôn ngay sau khi ăn. Hiện tượng này cũng gần giống với hiện tượng trào ngược, tuy nhiên, chúng đi kèm với một số biểu hiện khác của trẻ như: dị ứng, đau bụng, tiêu chảy. 

Trẻ uống sữa bò
Sữa bò cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé nôn

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Bảo quản sữa

1.3. Dạ dày gặp vấn đề

Nếu trẻ thường xuyên bị nôn trớ, rất có thể do dạ dày của trẻ bị viêm. Loại bệnh này có thể do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Tình trạng nôn và tiêu chảy khiến trẻ bị mất nước đáng kể, vì thế cần bổ sung kịp thời để cân bằng lượng nước trong cơ thể.

1.4. Bị ốm hoặc nhiễm trùng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là do trẻ bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng. Khi gặp tình trạng này, trẻ có thể bị sốt, cáu gắt, không chịu ăn… Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa, bệnh tật xuất hiện nhiều. Bố mẹ cần chú ý đến các triệu chứng ở trẻ để có phương pháp bảo vệ trẻ tốt nhất.

Bé cáu gắt khó chịu
Trẻ gặp phải tình trạng nôn trớ sẽ thường xuyên cáu gắt khó chịu

2. Cách xử lý khi trẻ nôn trớ 

2.1 Vật dụng cần chuẩn bị để xử lý tình trạng nôn trớ ở trẻ

  • Khăn gạc
  • Nước ấm
  • Khăn quấn
  • Nước điện giải hoặc nước đường, nước gừng ấm

2.2 Các bước xử lý khi trẻ nôn trớ

1. Chuyển tư thế nằm của trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn trớ.

2. Sử dụng gạc để làm sạch chất nôn trong miệng trẻ. Tuyệt đối không được bế trẻ lên khi trẻ đang bị nôn trớ để tránh tình trạng trào dịch ói vào phổi.

Gạc miệng vệ sinh cho bé mà mình hay dùng là gạc Baby Bro của Hàn với chất liệu 100% cotton đã được tiệt trùng bằng tia Gamma nên tuyệt đối an toàn với bé

3. Lau mặt, lau miệng cho bé, thay áo để tránh các mùi khó chịu do chất nôn trớ gây ra.

4. Cho trẻ uống nước lọc hoặc nước điện giải. 

Nếu trẻ vẫn không chấm dứt được tình trạng nôn trớ thì cần cho uống khoảng 50ml nước đường, mỗi lần uống cách nhau 30 phút. Đối với trẻ trên 2 tuổi có thể pha nước gừng ấm cho trẻ uống.

Sau khoảng 12 giờ đồng hồ, nếu trẻ không còn hiện tượng nôn trớ, mẹ có thể cho trẻ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nên bắt đầu với một số loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa chua, tuyệt đối không nên cho ăn đồ lạnh. 

Bé uống nước lọc
Cho trẻ uống nước lọc hoặc điện giải để duy trì sức khỏe của trẻ

3. Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

3.1. Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ

So với các bé lớn, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn nhiều. Vì thế, thay vì ép bé ăn, mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của con thành nhiều bữa trong ngày nhé. Như vậy, sẽ giúp con có thể tiêu hóa tốt hơn và tránh được tình trạng nôn trớ.

Đối với trẻ em, lượng thực phẩm mà con nạp vào cả ngày sẽ quan trọng hơn từng bữa. Vì thế, nếu chẳng may có một bữa con ăn ít hơn, mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Đặc biệt, mỗi bữa ăn của con cũng không nên vượt quá 30 phút. 

Ngoài thời gian trên, mẹ có thể không cho con ăn nữa, mà dành vào những bữa tiếp theo trong ngày.

Bé bổ sung thực phẩm cần thiết
Lượng thực phẩm mà con nạp vào hàng ngày quan trọng hơn số bữa con ăn

Trong thực đơn hàng ngày của trẻ, mẹ cũng cần lưu ý có đủ 4 nhóm chất, phù hợp cho sự phát triển của trẻ. Trong đó, tỷ lệ các nhóm như sau: từ 20% – 25% chất đạm, từ 30% – 40% chất béo, từ 35% – 50% tinh bột, rau xanh và một số loại trái cây khác. Mẹ cần cân đối tỷ lệ sao cho phù hợp để trẻ có một bữa ăn chất lượng nhất.

Theo PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ nhiệm bộ môn Nhi – Đại học Y Dược Tp.HCM:

Đối với trẻ đang bú mẹ: Cần chia thành nhiều bữa bú, không nên để trẻ bú quá no. Sau khi trẻ bú xong, cần giúp bé ợ hơi và đặt bé nằm cao đầu.

Đối với trẻ đang ăn dặm: Một số thức ăn cần được ưu tiên như lòng đỏ trứng gà, rau chân vịt, rau mồng tơi. Cần lựa chọn các loại sữa không có chứa thành phần đường lactose.

Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng những thực phẩm giàu lipid, chất béo và dầu mỡ cũng như một số hải sản như tôm, mực, các loại rau củ chứa nhiều chất xơ như bí, măng tươi và măng khô hay các loại đồ uống có gas.

Tham khảo 10 loại thức ăn tốt cho bé, mẹ xem qua nhé! 
Mẹ cho con bú
Mỗi lần cho trẻ bú thường cách nhau từ 2h – 4h

3.2. Không để con nằm sau khi vừa cho bú

Một mẹo chữa nôn trớ nữa đó là hạn chế để con nằm ngay sau khi vừa bú xong. Trong quá trình bú, trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong. Vì thế, nếu sau khi bú xong, mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng nôn trớ sẽ dễ xảy ra. 

Tốt nhất, mẹ nên tìm cách để cho bé được ợ hơi ngay sau khi bú, như vậy sẽ tránh được tình trạng đầy bụng và khó tiêu, giúp an toàn hơn cho con.

3.3 Cho con bú đúng cách giảm tình trạng nôn trớ

Có thể ít ai ngờ rằng, việc cho con bú sai cách cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con, dẫn đến tình trạng nôn trớ. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, khi lượng sữa mẹ cho bú nhiều hơn lượng sữa bé cần, như vậy thực phẩm trong dạ dày sẽ trào lên, khiến bé bị nôn trớ. 

Vì thế, cần cho bé bú với một lượng sữa vừa đủ, để tránh tình trạng nôn trớ. Đây là một trong những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà mẹ có điều chỉnh tự thân được.

Trường hợp xảy ra tương tự với các bé bú bình. Khi lượng không khí trong bình đi vào cơ thể bé sẽ dẫn đến tình trạng nôn trớ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

Để có thể chọn được bình sữa tốt nhất cho bé, mẹ bầu hãy xem qua bài viết về Top 5 bình sữa chống sặc tốt nhất cho bé nhé! 

Tư thế cho con bú
Mẹ cần biết tư thế nào là tốt nhất khi cho con bú

3.4. Giữ đúng tư thế ngủ cho con

Nếu mẹ biết cách tạo thói quen tư thế ngủ đúng cách sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn đấy. Không chỉ vậy, tư thế ngủ chuẩn còn làm giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày nữa. Khi cho bé ngủ, các mẹ lưu ý đặt gối cao hơn 30 độ, đây là góc nghiêng vừa phải khiến thực phẩm không bị trào ngược trở lại.

Đầu và thân của trẻ khi đang bú mẹ phải được giữ thẳng hàng, mặt bé hướng thuận vào đầu vú. Như thế con có thể tiếp nhận sữa một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. 

Hãy tìm hiểu xem đâu là tư thế mà con yêu thích để từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Trong quá trình cho con bú, mẹ cần lưu ý để con bú hết bầu sữa này mới chuyển sang bầu sữa khác vì như thế con mới nhận được bầu sữa cuối – là sữa giàu dinh dưỡng nhất. 

Xem chuyên gia hướng dẫn kỹ hơn về các tư thế ngủ cho bé
Tư thế bé ngủ đúng
Tư thế ngủ đúng cũng giúp hạn chế tình trạng trào ngược ở bé

3.5. Nói không với khói thuốc

Khói thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến lượng axit trong dạ dày của trẻ tiết ra nhiều hơn. 

Trong trường hợp này, mẹ cần bổ sung một lượng canxi vừa đủ cho trẻ, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, tránh những rủi ro về sức khỏe không đáng có. 

Tuy nhiên, cách tốt nhất đó là hãy để trẻ được sống ở môi trường trong lành, không khói thuốc, bởi hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Nếu không được bảo vệ tốt, sức khỏe của trẻ sau này có thể bị ảnh hưởng. 

Trẻ tiếp xúc với khói thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và gia tặng tình trạng nôn trớ
Không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

3.6. Bổ sung canxi cho con

Đây cũng là một trong những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Bởi hiện tượng nôn trớ thường đi kèm với các triệu chứng như vặn mình, khó ngủ giữa đêm. 

Nếu trẻ nhà bạn có hiện tượng này, bạn cần ngay lập tức bổ sung canxi cho trẻ. Đây là một trong những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất. 

Ngày xưa vì sợ bé còi cọc và hay nôn trớ, mình cũng được khuyên bổ sung canxi cho con. Sản phẩm mình rất tin dùng cho bé là… 

Bổ sung canxi cho bé gíup giảm tình trạng nôn trớ
Bổ sung canxi là cách để con hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

4. Một số trường hợp về nôn trớ mà mẹ cần lưu ý

Ngoài ra, trong một số trường hợp, mẹ không thể áp dụng mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh tại nhà, mà cần đưa đến bệnh viện. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi bị nôn trớ nhiều hơn 1 lần.
  • Trẻ gặp phải tình trạng chướng bụng, tiêu chảy và bị mất nước, mắt khô, ít đi tiểu.
  • Trẻ bị sốt cao, đau bụng, đau dạ dày.
  • Trẻ gặp phải tình trạng nôn trớ liên tục trong vòng 24 tiếng.
  • Khi nôn trớ, bé có kèm theo các biểu hiện co giật, khó thở.
  • Cơ thể xanh xao, ốm yếu, ngủ triền miên.
Bé bị ép ăn có thể bị nôn trớ
Ép con ăn nhiều không phải là cách tốt cho sự phát triển của con

5. Kết luận

Sau khi đọc những mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh cùng các bước xử lý khi bé nôn trớ, các mẹ có cảm thấy yên tâm hơn phần nào khi nuôi dạy bé không ạ? Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại bình luận bên dưới để cùng tâm tình chuyện chăm con nhé! 

Chúc mẹ áp dụng thành công để bé không còn mệt mỏi hay sợ hãi do bị nôn trớ nữa!

Kim Liên

Kim Liên từng làm phát triển các dự án về tiết kiệm năng lượng, cuối năm 2018 mình có con trai, tên bé là Soda. Kể từ đó mình dành toàn thời gian để ở nhà chăm con và làm việc tại nhà.

Bài viết cùng tác giả →

Leave a Comment