Sữa Mẹ Vắt Ra Để Ngoài Được Bao Lâu ?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyến khích cho con bú sữa mẹ trực tiếp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mẹ buộc phải vắt sữa vào bình hoặc túi để tích trữ. Ví dụ như: vắt sữa thường xuyên để tái tạo sữa mới. Cho bé bú bình để xác định lượng sữa chính xác. Hoặc cho bé làm quen trước với việc ti bình. Thành thử, có không ít bà mẹ vẫn thắc mắc: sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu?

Với những kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc bé, mình xin chia sẻ các kiến thức mà mình góp nhặt được từ nhiều nguồn tin cậy, hy vọng các mẹ sẽ thích bài viết này!

Ngoài bài viết này bạn có tìm hiểu thêm bài viết của mình về Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ, mình có nói rõ về nguyên nhân và các cách chữa nôn trớ cho bé khi cần.

Sữa mẹ vắt ra trữ trong bình chuyên dụng
Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu là an toàn?

1. Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu?

Sữa mẹ có gần như đầy đủ các chất như carbohydrate, protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh hoặc còn nhỏ. Ngoài ra, nó còn chứa các kháng thể tăng cường khả năng miễn dịch của bé.

Tuy nhiên, nếu mẹ không thể cho con bú trực tiếp, thì việc vắt sữa mẹ ra bình để bảo quản cho bé bú là một giải pháp tối ưu được nhiều mẹ lựa chọn. Vậy sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu là an toàn cho bé ?

sữa mẹ vắt ra để ngoài cho bé bú bình
Vắt sữa mẹ ra bình để bảo quản cho bé bú là giải pháp của nhiều bà mẹ bận rộn

1.1 Trường hợp sữa mẹ bảo quản ngoài

Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể để được từ 1 tiếng cho đến 6 tiếng tùy vào cách bảo quản. Hạn sử dụng cụ thể tuỳ vào từng điều kiện:

  • Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ.
  • Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.
  • Với mức nhiệt ngoài trời (trên 37 độ C) sữa chỉ để được 30 phút. Sau đó, nó sẽ có dấu hiệu bị chua do vi khuẩn xâm nhập và lên men. Nếu uống phải, trẻ rất dễ đau bụng và tiêu chảy.
sử dụng túi trữ sữa để bảo quản sữa tốt hơn
Tuỳ theo nhiệt độ mà thời gian bảo quản sữa sau khi vắt sẽ khác nhau

1.2 Trường hợp bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Tuy nhiên, mẹ có thể tăng thời gian bảo quản lên đáng kể nếu đặt sữa ở sâu phía trong tủ lạnh:

  • Trong ngăn mát tủ lạnh: tối đa 48 giờ.
  • Đối với loại tủ lạnh chỉ có 1 cánh cửa chung cho cả ngăn đá và các ngăn còn lại, sữa mẹ đông lạnh giữ được độ tươi đến 2 – 3 tuần.
  • Nếu là tủ lạnh có 2 cánh cửa riêng cho ngăn đá và các ngăn lạnh thông thường, sữa mẹ có thể được bảo quản đến 3 hoặc 6 tháng.
  • Còn nếu là loại tủ đông lạnh chuyên dụng: hạn sử dụng của sữa mẹ có thể tăng lên từ 6 đến 12 tháng.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của các thành phần dinh dưỡng cũng như sức khỏe của bé thì tốt nhất, mẹ chỉ nên bảo quản và dùng sữa ở ngăn mát trong vòng 18 đến 24 giờ. 

bảo quản sữa trong ngăn mát từ 18 đến 24h giờ
Nên bảo quản sữa ở ngăn mát trong vòng 18 đến 24 giờ là tốt nhất

2. Cách vắt sữa mẹ an toàn mà các mẹ cần biết

Có rất nhiều cách để vắt sữa mà các mẹ có thể áp dụng. Trong đó, vắt sữa mẹ bằng tay là lựa chọn tiện lợi nhất vì bạn không cần làm sạch bình bú hay các loại dụng cụ khác. 

Tuy nhiên với cách này, thời gian sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu còn tùy thuộc vào khâu vệ sinh trước đó. Vì vậy, mẹ hãy nhớ luôn rửa tay thật sạch trước khi vắt hay hút sữa cho bé nhé!

rửa tay thật sạch khi vắt sữa mẹ
Hãy nhớ rửa thật sạch tay nếu lựa chọn vắt sữa bằng tay nhé!

Ngoài ra, mẹ có thể dùng máy hút sữa hoặc dụng cụ hút sữa thủ công nếu muốn lấy sữa nhanh và dễ dàng hơn. Thời gian thông thường để có thể hút hết một bầu sữa khoảng từ 15 đến 45 phút.

máy vắt sữa gíup mẹ rảnh tay làm việc khác
Vắt sữa bằng máy sẽ nhanh và dễ dàng hơn cho các mẹ

3. Cách bảo quản và dự trữ sữa mẹ

3.1 Các dụng cụ trữ sữa mẹ phổ biến mà bạn nên biết

Mẹ có thể bảo quản sữa trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa. Trong trường hợp sử dụng bình nhựa, mẹ cần lưu ý chọn loại không chứa BPA để đảm bảo an toàn cho bé. 

Trên thị trường hiện có bán rất nhiều loại túi trữ sữa chuyên dụng dùng 1 lần hoặc có thể tái sử dụng rất tiện lợi. Ngoài ra, các mẹ cần ghi chú hạn sử dụng trên bình/túi để kiểm soát chất lượng của sữa được hút trữ.

sữa mẹ vắt ra để ngoài cần đựng trong bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng
Mẹ nên bảo quản sữa trong bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng

3.2  Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh – bạn đã biết cách làm đúng?

Tùy vào lượng sữa dư và nhu cầu của bé mà mẹ có thể hút sữa với lượng phù hợp và chọn đồ trữ sao cho vừa tiện vừa tiết kiệm. Nếu hút ra và dùng trong ngày thì mẹ có thể trữ sữa chung trong 1 bình/túi; còn lại phải để riêng sữa của các ngày khác nhau.

Trữ sữa trong ngăn đá: mẹ có thể mua thêm túi zipper để cho các túi sữa nhỏ vào, kéo khóa lại rồi mới cho vào tủ lạnh để tránh nhiễm khuẩn. Với cách này mẹ có thể kéo dài hạn sử dụng sữa lâu hơn. 

sữa mẹ vắt ra để dành cho bé dùng dần
Hãy cho vào từng bình nhỏ chuyên dụng và dự trữ dùng dần cho bé

Các mẹ có thể tham khảo túi trữ sữa PUR tiện lợi của Thái Lan – sản phẩm đang rất được tin dùng hiện nay. Với chất liệu nhựa PP an toàn, khóa zip chống tràn và dung tích lên đến 250ml mỗi túi (hộp 50 túi), mẹ có thể dễ dàng hút và trữ sữa số lượng lớn cho bé mà chất lượng sữa vẫn không thay đổi.

4. Kết luận

Tóm lại, sữa mẹ vắt ra có thể bảo quản từ 1 đến 6 tiếng ở nhiệt độ bình thường, thời gian có thể tăng lên đáng kể đến 6 tháng hoặc 1 năm nếu mẹ bảo quản trong tủ đông hoặc tủ lạnh chuyên dụng. 

Thế nhưng, mình cho rằng, mẹ không nên trữ trong thời gian quá dài như vậy mà hãy dành thời gian cho bé bú nhiều hơn. Đây cũng là cách khiến mẹ và bé thân thiết hơn đấy! 

Mong rằng những chia sẻ trên đây của mình đã phần nào giải đáp được thắc mắc sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu cho các mẹ. Để thuận tiện hơn cho quá trình vắt sữa, mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm Máy Hút Sữa Matxa Điện Đôi Real Bubee túi trữ sữa PUR nhé!

Nếu các mẹ còn bất kỳ điều gì thắc mắc thì hãy mạnh dạn bình luận hoặc để lại tin nhắn bên dưới, chúng mình sẽ giải đáp và cùng mẹ tâm tình chuyện chăm con nhé!  

Kim Liên

Kim Liên từng làm phát triển các dự án về tiết kiệm năng lượng, cuối năm 2018 mình có con trai, tên bé là Soda. Kể từ đó mình dành toàn thời gian để ở nhà chăm con và làm việc tại nhà.

Bài viết cùng tác giả →

Leave a Comment